Xây dựng đường hầm nối đảo Vũ Yên liệu có khả thi ?

Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố chủ trương nghiên cứu việc xây dựng đường hầm để nối đảo Vũ Yên với đất liền. Đây là một ý tưởng táo bạo đã từng được đề xuất vào năm 2018, tuy nhiên tính khả thi của việc xây dựng đường hầm vẫn là một câu hỏi khó cho các chuyên gia và ban ngành lãnh đạo thành phố.

Vũ Yên là một hòn đảo thuộc địa phận của cả 2 quận/huyện thành phố là Thủy Nguyên và Hải An. Đảo Vũ Yên có tổng diện tích lên tới gần 1000ha, cùng vị trí đắc địa được bao quanh bởi sông Ruột Lợn, sông Cấm và sông Bạch Đằng, đã tạo nên một khu vực có địa thế hài hòa, vượng khí.

Năm 2020, tập đoàn Vingroup của tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã thực hiện lễ khởi công xây dựng Công viên chủ đề Vinwonders với tham vọng xây dựng một khu du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng tại hòn đảo này. Tuy nhiên thị trường thời điểm hiện tại đã thay đổi, Vingroup cũng rất nhanh nhẹn tái quy hoạch lại quy mô, sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của cư dân.

Cụ thể với dự án Vũ Yên, Vingroup nhiều khả năng sẽ bỏ công viên chủ đề, đồng thời quy hoạch lại các sản phẩm nghỉ dưỡng thành những sản phẩm có diện tích vừa phải, dễ tiếp cận với đa số nhóm đối tượng khách hàng hơn.

Hiện nay, đảo Vũ Yên vẫn có nhiều máy móc tham gia thi công, tuy nhiên do chỉ có 2 lối vào duy nhất là qua cầu Vũ Yên 1 hoặc qua bến phà nên khả năng vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư còn gặp nhiều khó khăn. Điều này là dễ hiểu bởi cả hòn đảo với quy mô gần 1000ha này không có dân sinh mà chỉ có sân Golf Vinpearl Vũ Yên là duy trì hoạt động.

Xem thêm :  Cập nhật tiến độ thi công Vin Vũ Yên 27/12/2023

Ngoài đề xuất nghiên cứu đường hầm nối sang đảo Vũ Yên, thành phố cũng triển khai song song các thủ tục pháp lý liên quan để thi công cầu Nguyễn Trãi, cầu Vũ Yên 2, nhằm tăng khả năng kết nối của đảo Vũ Yên với đất liền. Đặc biệt khi dự án Vũ Yên đã rục rịch chuẩn bị mở bán vào quý IV/2023.

Đường hầm xuyên sông Cấm đã có từ năm 2018 nhưng khó triển khai

Thực ra, thông tin về việc nghiên cứu đường hầm xuyên qua sông Cấm, nối đất liền với đảo Vũ Yên đã được triển khai từ năm 2018 tuy nhiên gặp nhiều rào cản.

Cụ thể, theo quy hoạch thời điểm 2018 thì thành phố sẽ triển khai xây dựng đường hầm này nối trực tiếp đảo Vũ Yên với quận Hải An. Như vậy, việc di chuyển từ quận Hải An tới đảo Vũ Yên sẽ giảm đi khoảng 7km. Dự án xây hầm đường bộ sẽ có chiều dài khoảng 355m, có thể chứa được bốn lane. Dự kiến vốn đầu tư khoảng gần 200 triệu USD, sử dụng khoảng hơn 8ha đất.

Nếu xây dựng hệ thống đường sá, cầu cống đã khó thì việc xây dựng đường hầm xuyên biển lại khó hơn nhiều lần. Rào cản nằm ở vấn đề kĩ thuật, đồng bộ quy hoạch chung và đặc biệt là sẽ tiêu tốn một khoản kinh tế rất lớn. Thành phố cần cân nhắc phân bổ nguồn vốn để phát triển đồng đều các lĩnh vực, nên việc thực thi đường hầm này vẫn còn bỏ ngỏ.

Xem thêm :  Vinhomes Vũ Yên có thực sự là cơ hội đầu tư tiềm năng tại thị trường BĐS Hải Phòng

Xây đường hầm bộ vượt biển khó như thế nào ?

Hiện tại trên thế giới có nhiều phương án xây hầm dưới biển, tuy nhiên có 3 phương án phổ biến nhất là phương án khoan nổ, phương án ống ngầm và phương án sử dụng khiên đào.

  • Phương pháp khoan nổ
  • Trước đây, phương pháp khoan nổ được sử dụng phổ biến nhất do tính đơn giản và dễ thực hiện. Trước khi thi công, kĩ sư sẽ dựa vào điều kiện địa chất và độ lớn của đường hầm mà sẽ có phương án thi công tối ưu nhất. Lúc này, công nhân sẽ khoan những lỗ có cùng kích thước tại vị trí nổ mìn. Sau đó chuyên gia sẽ tính toán liều lượng thuốc nổ phù hợp và cho vào lỗ, cuối cùng là tiến hành công việc kích nổ.

    Phương pháp lý tưởng là nổ mỗi lần một đoạn hầm, rồi đổ bê tông lên trên để gia cố đoạn đường hầm. Mặc dù thi công bằng phương pháp này tương đối nhanh và không tốn nhiều chi phí, tuy nhiên hầm dễ bị nứt và rò rỉ nước do chấn động của những vụ nổ. Vì vậy, các đường hầm dưới biển hiếm khi được thi công bằng phương pháp này.

  • Phương pháp đặt ống ngầm
  • Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để xây dựng đường hầm dưới biển. Trước hết cần phải đổ trước nhiều đoạn ống bê tông sẵn trên đất liền. Các ống này sẽ có độ dài cụ thể theo khuôn. Mỗi đoạn ống sẽ có nhiều lane phù hợp với nhu cầu di chuyển. Đặc biệt phải có lane dành cho việc tu sửa và bảo trì. Sau đó sẽ hạ từng đoạn ống và nối chúng vào với nhau.

    Xem thêm :  Nhìn lại Hải Phòng xưa và nay qua những bức ảnh hoài niệm

    Các đoạn ống sẽ được lắp đặt với độ chính xác từng milimet. Sau khi đưa vào vị trí, các đoạn ống bê tông được kéo lại với nhau và nước được bơm ra ngoài. Một lớp cát và sỏi sẽ rải lên trên các đường ống để tránh các đường ống nổi lên.

    Phương pháp này được sử dụng cho những công trình lớn như ở Thượng Hải, Macao…

  • Phương pháp sử dụng khiên đào
  • Đây là phương pháp tiên tiến nhất để xây dựng một đường hầm hiện đại. Trong trường hợp này, một máy khoan khổng lồ được sử dụng để hoạt động tự động và giúp quá trình đào hầm được dễ dàng hơn. Đây là một công nghệ tuyệt vời đẻ xây dựng một đường hầm ở khu vực có mật độ giao thông cao.

    Từ những hiểu biết trên, chúng ta có thể thấy nhu cầu về việc di chuyển bằng đường hầm với các vấn đề khi sử dụng phương pháp xây dựng là chưa thực sự khớp nhau. Do vậy, việc xây dựng đường hầm bộ xuyên qua sông Cấm thời điểm này vẫn chỉ là phương án nghiên cứu, chưa thể chắc chắn sẽ triển khai. Thay vào đó, cư dân nên trông chờ vào việc triển khai xây dựng cầu Nguyễn Trãi, cầu Vũ Yên 2 và chừng ấy cây cầu cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu di chuyển, vận chuyển liên quan tới việc xây dựng. Cho tới khi cư dân về dự án Vin Vũ Yên sinh sống với tỉ lệ lấp đầy >50% thì hãy nghĩ tới phương án xây đường hầm tốn kém này.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *